Da bị thâm, sẹo mụn phải làm sao để hết?
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.Chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Đàng Trong, chấm dứt sự hiện diện ở Đại Việt
Vào lúc 10 giờ 30 ngày 14.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: kinh tế-ngân hàng-luật". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên.Trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023, kinh doanh và quản lý dẫn đầu 25 lĩnh vực đào tạo về kết quả tuyển sinh. Với trên dưới 24% tổng thí sinh trúng tuyển, lĩnh vực này chiếm xấp xỉ gần ¼ tổng số thí sinh trúng tuyển vào đại học. Chỉ riêng số liệu trên đã cho thấy mức độ hấp dẫn của khối ngành kinh doanh và quản lý với người học và cả cơ sở đào tạo.Vì sao lĩnh vực đào tạo này luôn có sức hấp dẫn với thí sinh khi xét tuyển ĐH, cơ hội cho thí sinh học ngành này thời gian tới ra sao? Năm 2025, các ngành này được tuyển sinh theo các phương thức và tổ hợp môn xét tuyển nào, chỉ tiêu ra sao, thí sinh cần lưu ý gì khi xét tuyển các ngành này năm nay…Các thông tin này sẽ được chia sẻ trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: kinh tế-ngân hàng-luật" ngày 14.1. Chương trình diễn ra theo 3 khung giờ:Bạn đọc quan tâm tới việc chọn ngành học tương lai, khối ngành kinh tế-ngân hàng-luật có thể đặt câu hỏi trong phần bình luận của chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến tại các địa chỉ trên.
Làm rõ tai nạn khiến 3 người bị thương, có 1 trung úy CSGT Cần Giờ
Ngày 2.1, Công an Q.1 tổ chức trao khen thưởng đột xuất cho anh Hà Hữu Vinh (tài xế xe công nghệ) bị đôi vợ chồng hành hung trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1).Theo công an, khoảng 23 giờ 30 phút ngày 31.12.2024, anh T.A.P. chạy xe máy chở vợ là chị H.N.L. lưu thông trên đường Lê Duẩn. Khi đến trước số 2B Lê Duẩn, anh P. thấy phía trước kẹt xe, nên quay đầu đi hướng khác.Lúc này, Nguyễn Văn Dũng (56 tuổi) chạy xe máy chở Bùi Thị Ngọc Anh (vợ Dũng - 54 tuổi, cùng ở Q.1) từ phía sau chạy tới, không cho anh P. quay xe và cố tình cản đầu xe. Hai bên xảy ra cãi nhau, Dũng và vợ lao vào đánh vợ chồng anh P..Thời điểm này, nhiều người dân đi xem bắn pháo hoa chào đón năm mới 2025 nên lượng phương tiện qua khu vực này rất đông, gây ùn tắc giao thông.Lúc này, anh Vinh chở khách ngang qua, thấy sự việc nên nói khách chờ, anh Vinh chạy tới can ngăn thì bị ông Dũng và bà Anh hành hung dã man. Sự việc sau đó được trình báo công an.Ngày 1.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định định tạm giam đối với Nguyễn Văn Dũng và Bùi Thị Ngọc Anh để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.Trước đó, chia sẻ với Thanh Niên, anh Hà Hữu Vinh cho biết, anh đang chở khách đi trên đường Lê Duẩn thì thấy phía trước có vụ va chạm giao thông, hai bên đang xảy ra xô xát, xe cộ qua lại rất đông.Anh Vinh quay lại nói với khách đợi vài phút, anh xuống can ngăn cho bớt ùn tắc giao thông. "Em vừa xuống can ngăn thì bị hai vợ chồng nhào vào đánh, em chạy nhưng vẫn bị đánh vào đầu và bụng. Em ngất một lúc xong vẫn bị đánh tiếp. Lúc đó, em nằm ôm đầu không đánh lại vì nghĩ đến vợ con ở nhà", anh Vinh nói.Theo lời anh Vinh, vừa đánh, cặp vợ chồng liên tục chửi nhưng nam tài xế không nói lại gì. Khi có một tài xế công nghệ khác đến can ngăn cũng bị người đàn ông phản ứng. Anh Vinh kể: "Họ đánh tới khi thấy em nằm xuống thì mới dừng lại. Em được đồng nghiệp hỗ trợ đứng dậy, sau đó đến công an phường trình báo".Cơ quan công an đánh giá, với tinh thần dũng cảm, không ngại hiểm nguy, anh Hà Hữu Vinh đã đến can ngăn hành vi vi phạm pháp luật của vợ chồng ông Dũng, bà Anh. Đây là hành động đẹp của một công dân cần được lan tỏa trong xã hội, do đó Công an Q.1 đã kịp thời đề xuất UBND Q.1 tặng giấy khen cho anh Hà Hữu Vinh.
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Bắn súng Việt Nam ‘chỉnh thước ngắm’ cho Olympic Paris
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!